kinh thủ lăng nghiêm.MP3 - Quyển 7 Phần 1

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

QUYỂN 7 – PHẦN 1

— o0o —

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN
giảng thuật

— o0o —

A-nan! Nhữ vấn nhiếp tâm. Ngã kim tiên thuyết, nhập tam-ma-địa. Tu học diệu môn, cầu Bồ Tát đạo. Yếu tiên trì thử, tứ chủng luật nghi. Kiểu như băng sương. Tự bất năng sanh, nhất thiết chi diệp. Tâm tam khẩu tứ, sanh tất vô nhân.

A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi.

Giảng: “A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa.” Pháp môn vi diệu là pháp môn nhĩ căn viên thông, hồi quang phản chiếu quán tự tại.

“Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản”. Việc đầu tiên quý vị phải làm là phải giữ tứ chủng thanh tịnh minh hối: không sát, không trộm, không dâm và không dối. Giới không dâm dục không phải chỉ giữ giới tà dâm qua thân thể, mà luôn cả tâm trí. Quý vị phải từ bỏ ý niệm ngay tại thân và tâm thì mới thoát ra cõi trần lao. Nếu quý vị không trừ khử ý niệm dâm dục trong tâm thì không thể ra khỏi bụi trần. Ý niệm này cũng phải lìa trong giới sát, trộm và dối. Tứ thanh tịnh minh hối này rất quan trọng. Quý vị phải làm cho thân tâm thanh tịnh trong sánh như băng tuyết. Quý vị phải sáng như lưu ly, không một chúc dơ bẩn, không một đóm đen. Nếu quý vị có thể thanh tịnh như vậy

“Tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi.” Ba ý nghiệp là Tham sân si và bốn khẩu nghiệp là nói dối, nói hai chiều, nói lời ác độc và nói xấu. Khi ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp đã không còn phạm thì những ác nghiệp không còn nhân để sanh khởi, bởi vì quý vị giữ giới và nuôi dưỡng tứ thanh tịnh minh hối

 

A-nan! Như thị tứ sự, nhược bất thất di. Tâm thượng bất duyên, sắc hương vị xúc. Nhất thiết ma sự, vân hà phát sanh.

A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?

Giảng: “A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót.” Nếu quý vị không đánh mất hoặc quên đi tứ thanh tịnh: sát, trộm, dâm, dối và “tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?” Nếu quý vị không đeo đuổi theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, và quý vị không bám vào chúng, thì tất cả ác nghiệp sẽ tự nhiên biến mất. Khi ác nghiệp đã biến mất, chúng không còn nhân để phát sanh.

Nhược hữu túc tập, bất năng diệt trừ. Nhữ giáo thị nhân, nhất tâm tụng ngã, Phật đảnh quang minh, Ma-ha tát đát đa bát đát La, vô thượng Thần chú. Tư thị Như Lai, vô kiến đảnh tướng, vô vi tâm Phật, tùng đảnh phát huy, tọa bảo liên hoa, sở thuyết tâm chú, thả nhữ túc thế,

Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng trì Phật Đảnh Quang Minh, Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Thần Chú của ta, ấy là cái tâm chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai, từ nơi đảnh đầu hiện ra Vô Vi Tâm Phật, ngồi trên bửu liên hoa mà thuyết tâm chú.

Giảng: “Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng trì.” Điều quan trọng là nhất tâm. Đừng để tâm chi phối như là miệng thì tụng chú, và tâm thì nữa tin nữa nghi ngờ về chức năng của chú. Quý vị đừng có phân tâm rồi tụng chú và nghĩ: Nam mô, Nam mô, Nam mô gì đó? Một bên thì tụng chú, và một bên thì không muốn tụng “Nam mô”. Đây là trường hợp bị vướng mắc vào tình trạng tin và nghi ngờ. Quý vị tuy là một thân, nhưng lại có hai tâm trí. Một tâm thì nghĩ rằng có một lợi ích gì đó khi tụng chú, trong khi một bên thì nghĩ rằng: “Tôi đang làm những chuyện tụng chú mà chính tôi cũng không hiểu nó?” Những chi phối như vậy rất đáng sợ. Quý vị phải nhất tâm tụng trì.

“Ma Ha” có nghiã là đại. “Tát Đát Đa Bát Đát La” là cái lọng trắng. Khi quý vị tụng trì câu “Tát Đát Đa Bát Đát La”, một cái lọng trắng sẽ hiện giữa hư không tại khu quý vị . Kích thước của lọng trắng sẽ tùy theo công đức của quý vị. Nếu công đức vĩ đại và cao cả, khi quý vị trì tụng câu này, sẽ không có tai họa trong khu vực ngàn dặm. Nếu công đức còn yếu nhỏ, cái lọng trắng chỉ đủ che trên đầu và che chở quý vị. Nếu một vị tu hành có đức hạnh to lớn và thanh tịnh cao quý, khi trì tụng câu này, cả nước nhà được lợi ích. Cả nước được thoát tránh các thiên tai. Những tai họa lớn sẽ biến thành tai họa nhỏ, những tai họa nhỏ sẽ biến mất.

Bây giờ chúng ta đang giảng giải bộ kinh Lăng Nghiêm, và có rất nhiêu người đang tu tập Pháp môn bí mật của chư Phật, tôi tin rằng cả nước Mỹ sẽ được hưởng lợi ích từ nó. Người dân Mỹ có thể không biết chuyện này, nhưng quý vị đang cứu sống cho họ. Mọi chuyện xảy ra trong vô hình, và họ cũng không thể nào biết được ai đã cứu sống họ và đã cứu sống họ. Và họ cũng không muốn hiểu biết. Đây là trong ý nghĩa không có người cho và không có người nhận. Cả 3 thứ: vật cho, người cho và người nhận. Khi chúng ta cứu người, chúng ta không cần có người cám ơn. Đây là sự mầu nhiệm trong Phật pháp.

“Vô Thượng Thần Chú của ta, ấy là cái tâm chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai, từ nơi đảnh đầu hiện ra.” Con mắt thường không thể thấy được. Trong kinh ở phần sau ghi rằng:

“Khi ấy, Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang, trong hào quang hiện ra bửu liên hoa ngàn cánh có hóa thân Phật ngồi trong liên hoa, trên đảnh phóng ra mười tia ánh sáng, trong mỗi tia đều hiện ra mười hằng sa Hộ Pháp Kim Cang, đội núi, cầm chày, khắp cõi hư không. Đại chúng ngó thấy đều kính mến, cầu Phật gia hộ, một lòng nghe Phóng Quang Như Lai nơi Vô Kiến Đảnh Tướng của Phật tuyên thuyết thần chú.”

Tôi ghi nhớ câu này trong tâm trí. Tôi không bao giờ quên nó. “Vô Vi Tâm Phật, ngồi trên bửu liên hoa mà thuyết tâm chú.” Những ai có thể gặp được chú Lăng Nghiêm này là do đã tạo nhiều phước đức trong kiếp trước. Nếu không thì khi có cơ hội thấy được chú nầy, họ cũng không thể học được. Họ không thể nào nhớ thuộc lòng nó. Đó là tại sao tôi đang thử kiểm tra quý vị qua bộ kinh nầy. Trong đây có hai người đã đạt qua bài kiểm này, còn mọi người khác nên siêng năng học hỏi.

 

Dữ ma đăng già. Lịch kiếp nhân duyên, ân ái tập khí. Phi thị nhất sanh, cập dữ nhất kiếp. Ngã nhất tuyên dương, ái tâm vĩnh thoát, thành A-la-hán. Bỉ thượng dâm nữ, vô tâm tu hành. Thần lực minh tư, tốc chứng vô học. Vân hà nhữ đẳng, tại hội Thanh văn. Cầu tối thượng thừa, quyết định thành Phật. Thí như dĩ trần, dương vu thuận phong, hữu hà gian hiểm?

Ngươi và Ma Đăng Già, do tập khí ân ái từ nhiều kiếp, ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn lòng yêu, đắc quả A La Hán. Nàng kia là dâm nữ, chẳng có tâm tu hành, nhờ thần lực thầm giúp, được mau chứng vô học, huống là hàng Thanh Văn các ngươi trong hội, cầu tối Thượng Thừa, nhất định thành Phật, cũng như bụi bay theo chiều gió, đâu có ngăn ngại gì?

Giảng: “Ngươi và Ma Đăng Già, do tập khí ân ái từ nhiều kiếp.” Những ái lực đã từ nhiều kiếp. Người đã là vợ chồng với nhau trên 500 lần. Những tập khí ân ái của hai người không phải chỉ trong một lần, một đời hay trong một kiếp, mà trong nhiều kiếp.

“Ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn lòng yêu.” Khi Ma Đăng Già nghe Phật tuyên thuyết thần chú, cô ta thoát hẳn lòng yêu mến, và đắc quả vị A La Hán. Khi cô ta nghe chú Lăng Nghiêm và đi gặp đức Phật giảng Pháp, cô ta thấu hiểu và đạt được tam quả A La Hán. Khi ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát uyển chọn 25 viên thông, cô ta đắc được tứ quả A La Hán. Sự thành tựu của cô ta rất là nhanh chóng. Trong khi Anan vẫn đang ở sơ quả, quả vị đầu tiên.

Nàng kia là dâm nữ. Trước kia cô ta không có ý nghĩ tu hành. Tuy nhiên, sức mạnh của chú Lăng Nghiêm đã âm thầm giúp cô, và cô ta đã đạt được tứ quả A La Hán rất là nhanh chóng. Huống là hàng Thanh Văn các ngươi trong hội, cầu tối Thượng Thừa, nhất định thành Phật, cũng như bụi bay theo chiều gió, đâu có ngăn ngại gì? Khi một luồng gió thổi cát bụi, thì cát bụi sẽ bay theo chiều gió. Không có gì ngăn ngại? Không có gì nguy hiểm. Không trở ngại.

 

Nhược hữu mạt thế, dục tọa đạo tràng. Tiên trì Tỳ-kheo, thanh tịnh cấm giới. Yếu đương tuyển trạch, giới thanh tịnh giả. Đệ nhất Sa Môn, dĩ vi kỳ sư. Nhược kỳ bất ngộ, chân thanh tịnh tăng. Nhữ giới luật nghi, tất bất thành tựu.

Nếu người đời mạt pháp muốn ngồi đạo tràng, trước tiên phải giữ giới cấm trong sạch của Tỳ Kheo, cần phải lựa chọn vị Sa Môn giữ giới trong sạch bậc nhất để làm thầy mình, nếu chẳng gặp vị tăng thật trong sạch, thì giới luật của người ấy ắt chẳng thành tựu.

Giảng: “Nếu người đời mạt pháp muốn ngồi đạo tràng, trước tiên phải giữ giới cấm trong sạch của Tỳ Kheo.” Việc đầu tiên của người tu hành trong thời mạt pháp phải làm nếu muốn tu hành trong một đạo tràng, tại chùa, bảo tháp hay tại một nơi xa lánh thanh tịnh. Người đó phải giữ giới cấm của một vị Tỳ Kheo và giữ giới thanh tịnh. Một người muốn rời nhà, xuất gia phải giữ giới trước khi vào đạo tràng. Khi họ đã nhận giới, họ trở thành một vị Tỳ Kheo. Họ phải luôn luôn giữ giới và quy tắc. Không được vi phạm một giới nhỏ.

Họ “cần phải lựa chọn vị Sa Môn giữ giới trong sạch bậc nhất để làm thầy mình”. Người tu hành cần phải lựa chọn một Sa Môn được mọi người tôn trọng, một bậc thầy cao quý. Họ nhận vị đó làm thầy.

“Nếu chẳng gặp vị tăng thật trong sạch, thì giới luật của người ấy ắt chẳng thành tựu.” Nếu một vị tu hành không thể kiếm được một vị Sa Môn có thể giữ giới trong sạch, con đường tu hành giữ giới và quy tắc sẽ không được trọn vẹn. Họ sẽ không được thành tựu như ý

 

Giới thành dĩ hậu, trước tân tịnh y, nhiên hương nhàn cư. Tụng thử tâm Phật, sở thuyết Thần chú, nhất bách bát biến. Nhiên hậu kết giới, kiến lập đạo tràng. Cầu ư thập phương, hiện trụ quốc độ, vô thượng Như Lai. Phóng đại bi quang, lai quán kỳ đảnh.

Khi giới đã thành tựu, nên mặc y áo sạch sẽ, đốt hương an cư, tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết, rồi kết giới dựng lập đạo tràng, cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu mình.

Giảng: “Khi giới đã thành tựu, nên mặc y áo sạch sẽ.” Áo quần mới thì tốt nhất, hay một bộ áo quần sạch không bị rách. Họ nên “đốt hương an cư”. Nên đốt một nhán hương trước tượng Phật và không làm gì hết ngoại trừ “tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết.” Tâm Phật đề cập đến sự chuyển đổi Phật trên đỉnh cao vô hình. Đây là câu thần chú được nói bởi tâm Phật. Thần chú là tâm chú. Trì tụng phần nầy một 108 lần.

“Rồi kết giới dựng lập đạo tràng.” Kết giới là trong ranh giới khu vật đạo tràng tứ phía, đông tây nam bắc, được bảo đảm, các ma quỷ và mọi trở ngại không được bước vào ranh giới đạo tràng. Lúc đó, đạo tràng sẽ không bị quấy rầy bởi những hành động quỷ quái. Theo cách này, đạo tràng được thành lập.

Khi họ trì tụng 108 lần và kiến lập đào tràng, họ nên “cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu mình.”

 

A-nan! Như thị mạt thế, thanh tịnh Tỳ-kheo. Nhược Tì-kheo-ni, bạch y đàn việt. Tâm diệt tham dâm, trì Phật tịnh giới. Ư đạo tràng trung, phát Bồ Tát nguyện. Xuất nhập táo dục, lục thời hành đạo. Như thị bất mị, kinh tam thất nhật. Ngã tự hiện thân, chí kỳ nhân tiền. Ma đảnh an úy, linh kỳ khai ngộ.

A Nan! Trong đời mạt pháp, những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bạch Y, đàn việt, tâm diệt tham dâm, giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát, khi ra vào nơi đạo tràng, đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày, ta tự hiện thân trước người ấy, xoa đảnh an ủi, khiến được khai ngộ.

Giảng: “A Nan! Trong đời mạt pháp, những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bạch Y đàn việt”. Trong thời kỳ mạn pháp, các vị đó có thể là những vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay Phật Tử. “Đàn Việt” tiếng Phạn là “Danapti”. Tiếng Hán dịch ra làm hai chữ, một chữ đàn có nghiã là mang đến và chữ kia Việt là siêu việt. Đó là những người bảo vệ tam bảo.

Nếu các vị ấy có thể “tâm diệt tham dâm.” hay thoát khỏi sự ham muốn tình dục. Họ “giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát”

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Đây là tứ hoàn thệ nguyện lớn của một vị bồ tát. Nếu những người này “đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày.” Họ phát Bồ Tát nguyện trong đạo tràng, và họ trì tụng thần chú Lăng Nghiêm. Nếu họ ra khỏi đạo tràng, họ tắm rửa sạch sẽ trước khi vào lại đạo tràng. Trong sáu thời hành đạo trong suốt 3 tuần lễ, 21 ngày, ngồi tụng 3 tiếng, đi hành 3 tiếng. Tu hành trong 21 ngày không ngủ.

“Ta tự hiện thân trước người ấy, xoa đảnh an ủi, khiến được khai ngộ.” Đức Phật nói rằng: Ta sẽ hiện thân trước người tu hành ấy và xoa tay lên đảnh đầu, ta sẽ khiến cho họ được khai ngộ và đạt được quả vị tu hành.”

Lập Đạo Tràng

— o0o —

A-nan bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã mông Như Lai, vô thượng bi hối. Tâm dĩ khai ngộ, tự tri tu chứng, vô học đạo thành. Mạt pháp tu hành, kiến lập đạo tràng, vân hà kết giới. Hợp Phật Thế Tôn! thanh tịnh quỹ tắc.

A Nan bạch Phật: Con nhờ lời từ bi dạy bảo vô thượng của Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành đạo vô học. Nhưng người tu hành đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, cần kết giới thế nào, cho hợp với quy tắc trong sạch của chư Phật?

Giảng: Sau khi Anan nghe đức Phật nói, ông ta nghĩ ta nên hỏi về cách giữ ranh giới và thiết lập đạo tràng. “A Nan bạch Phật: Con nhờ lời từ bi dạy bảo vô thượng của Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành đạo vô học.” Anan đã biết được con đường tu học để đạt được tứ quả A La Hán và cao hơn.

“Nhưng người tu hành đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, cần kết giới thế nào, cho hợp với quy tắc trong sạch của chư Phật?” Trong tương lai, trong thời mạt pháp, họ phải kiết giới như thế nào? Họ phải làm như thế nào để hợi với quy tắc thanh tịnh của các chư Phật ?

 

Phật cáo A-nan: Nhược mạt thế nhân, nguyện lập đạo tràng. Tiên thủ tuyết sơn, đại lực bạch ngưu. Thực kỳ sơn trung, phì nị hương thảo. Thử ngưu duy ẩm, tuyết sơn thanh thủy, kỳ phẩn vi tế. Khả thủ kỳ phẩn, hòa hợp chiên đàn, dĩ nê kỳ địa. Nhược phi tuyết sơn, kỳ ngưu xú uế, bất kham đồ địa. Biệt ư bình nguyên, xuyên khứ địa bì, ngũ xích dĩ hạ. Thủ kỳ hoàng độ. Hòa thượng chiên đàn, trầm thủy tô hợp. Huân lục uất kim, bạch giao thanh mộc. Linh lăng cam tùng, cập kê thiệt hương.

Phật dạy Ông Anan : “Người đời mạt pháp, nguyện lập đạo tràng, trước hết kiếm con trâu trắng sức mạnh ở núi Tuyết Sơn, sống bằng cỏ thơm non mướt, loài trâu trắng này chỉ uống nước trong của núi Tuyết Sơn, phân rất nhuyễn mịn. Nên lấy phân đó hòa trộn với bột hương Chiên Đàn để tráng nền đất. Nếu không phải là loài trâu trắng ở Tuyết Sơn thì phân hôi bẩn, không thể tráng nền. Riêng ở đồng bằng, có thể đào bỏ lớp đất trên mặt, lấy đất sét vàng từ năm thước trở xuống rồi hòa trộn với hương Chiên Đàn, trầm thủy, tô hợp, huân lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, can tùng và kê thiệt.

Giảng: Đức Phật sau khi nghe Anan hỏi về cách kiết giới đạo tràng, “Phật dạy Ông Anan : “Người đời mạt pháp, nguyện lập đạo tràng, trước hết kiếm con trâu trắng sức mạnh ở núi Tuyết Sơn, sống bằng cỏ thơm non mướt, loài trâu trắng này chỉ uống nước trong của núi Tuyết Sơn, phân rất nhuyễn mịn. Nên lấy phân đó hòa trộn với bột hương Chiên Đàn để tráng nền đất.” Cõi non mà trâu ăn rất thơm và có thể dùng để trộn với bột hương chiên đàn để tráng nền đất

“Nếu không phải là loài trâu trắng ở Tuyết Sơn thì phân hôi bẩn”. Nếu loài trâu không sống trên núi tuyết, trâu sẽ hôi mùi và không thanh tịnh cho nên phân trâu không thể dùng để tráng nền đất.

“Riêng ở đồng bằng, có thể đào bỏ lớp đất trên mặt, lấy đất sét vàng từ năm thước trở xuống.” Trong trường hợp nầy thì lựa một nơi đất bằng, đào xâu xuống 5 thước, và lấy đất vàng dưới đái làm nền tráng

“Rồi hòa trộn với hương Chiên Đàn, trầm thủy, tô hợp, huân lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, can tùng và kê thiệt.” Hoà trộn đất vàng với 10 thứ hương trên.

 

Dĩ thử thập chủng, tế La vi phấn. Hợp thổ thành nê, dĩ đồ trường địa. Phương viên trượng lục, vi bát giác đàn. Đàn tâm trí nhất, kim ngân đồng mộc, sở tạo liên hoa. Hoa trung an bát. Bát trung tiên thịnh, bát nguyệt lộ thủy. Thủy trung tùy an, sở hữu hoa diệp.

Mười thứ ấy xây nghiền thành bột, trộn với đất sét để làm nền đàn tràng, mỗi bề một trượng sáu, thành cái đàn bát giác. Ở chính giữa đạo tràng, đặt một hoa sen làm từ vàng, bạc, đồng hay gỗ. Trong hoa sen đặt một cái bát, trong bát đựng nước sương móc tháng Tám. Trong nước tùy ý để các hoa lá hiện có.

Giảng: Mười thứ ấy, đem xây nghiền thành bột, rồi trộn với đất vàng dưới lòng đất 5 thước để làm nền đạo tràng. Khu đó bề nganh rộng lớn khoảng 6 thước và có hình dạng bát quái. Ở chính giữa đạo tràng, đặt một hoa sen làm từ vàng, bạc, đồng hay gỗ. Chính giữa hoa sen, đặt một các tô bát, trong bát đựng nước sương móc tháng Tám. Trên mặt nước sương, rãi các hoa lá.

 

Thủ bát viên kính, các an kỳ phương, vi nhiễu hoa bát. Kính ngoại kiến lập, thập lục liên hoa. Thập lục hương lô, gian hoa phô thiết. Trang nghiêm hương lô, thuần thiêu trầm thủy, vô linh kiến hỏa.

Lấy tám cái gương tròn, mỗi cái để theo mỗi hướng, chung quanh cái bát hoa. Bên ngoài gương, dựng lập mười sáu hoa sen, mười sáu lư hương, giữa chúng bày hoa. Các lư hương đều trang nghiêm, đốt thuần bằng trầm thủy, không cho thấy lửa.

Giảng: Lấy 8 cái gương tròn và đặt chung quang cái tô bông cho chúng quay 8 phía, bởi vì đạo tràng có hình tượng bát quái.

“Bên ngoài gương, dựng lập mười sáu hoa sen, mười sáu lư hương, giữa chúng bày hoa. Các lư hương đều trang nghiêm.” 16 hoa sen và 16 lư hương đặt chung quang, xen kẽ lẫn nhau và chia ra cho đều. Lư Hương lớn nhỏ vừa đủ để cho đẹp mắt.

“Đốt thuần bằng trầm thủy, không cho thấy lửa.” Trong lư hương chỉ nên đốt một loại trầm hương. Không nên đốt nhiều và không cho lửa hương trầm mạnh sáng mà có thể thấy, có nghĩa là ngọn lửa trong lư hương không có thể thấy khi nhìn vào 8 cái gương tròn hay nhìn vào bông sen.

 

Thủ bạch ngưu nhũ, trí thập lục khí. Nhũ vi tiên bính, tinh chư sa đường, du bính nhũ mi. Tô hợp mật khương, thuần tô thuần mật. Cập chư quả tử, ẩm thực bồ đào, thạch mật chủng chủng, thượng diệu đẳng thực, ư liên hoa ngoại, các các thập lục, vi nhiễu hoa ngoại. Dĩ phụng chư Phật, cập đại Bồ-tát.

Lấy sữa trâu trắng để trong mười sáu đồ chứa. Lấy sữa làm bánh với đường cát, bánh rán, váng sữa, tô hợp, mật gừng, thuần kem, thuần mật, mỗi thứ mười sáu cái đặt quanh ngoài hoa sen để cùng dâng Chư Phật và các Đại Bồ Tát.

Giảng: “Lấy sữa trâu trắng để trong mười sáu đồ chứa. Lấy sữa làm bánh”. Một phần sữa đổ vào 16 cái ly nhỏ. Còn dư sữa lại thì lấy sữa hòa với bột để làm bánh ngọt. Trong mõi mâm diã sẽ đựng 1 ly sữa, một cái bánh ngọt, thêm vào”đường cát, bánh rán, váng sữa, tô hợp, mật gừng, thuần kem, thuần mật. Đặt 16 cái mân diã chung quang trước 16 hoa sen để dâng lên Chư Phật và các Đại Bồ Tát.

 

Mỗi dĩ thực thời. Nhược tại trung dạ, thủ mật bán thăng, dụng tô tam hợp. Đàn tiền biệt an, nhất tiểu hỏa lô. Dĩ đâu lâu bà, hương tiên hương thủy. Mộc dục kỳ thán, nhiên linh mãnh sí. Đầu thị tô mật, ư viêm lô nội. Thiêu linh yên tận, hưởng Phật Bồ-tát.

Mỗi giờ ăn cơm và lúc nửa đêm dùng nửa thăng mật hòa với thăng rưỡi váng sữa (bơ). Trước đàn để riêng một lò lửa nhỏ, lấy hương Đâu Lâu Bà(01) nấu lấy nước thơm mà rửa than, đốt cho cháy hừng, rót mật bỏ vào, đốt cho hết khói, cúng dường Phật và Bồ Tát.

Giảng: Ban ngày trong mỗi bữa ăn và giữa đêm khuya 12 giờ đêm, chuẩn bị 0.25 lít mật ông và 0.14 lít bơ. Sao đó trước đàn để thêm một lò lửa nhỏ. Than dùng trong lò lửa nầy thì phải dùng nước thơm để rửa sạch. Lấy hương trầm như hương dâu lâu bà (turushka) nấu trong nước sôi cho chất dầu trong trầm chảy ra trong nước. Dùng nước hương trầm này để rửa than. Than sẽ thơm mùi hương trầm khi đốt trong lò lửa nhỏ.

Bỏ than vào trong lò lửa nhỏ và đốt cho cháy hừng, than đỏ và hừng nóng. Rảy mật ông và bơ đã chuẩn bị trước vào trong lò lửa nóng. Đốt cho khi khói không còn nữa, để cúng dường chư Phật và các vị Bồ Tát. Có rất nhiều việc như vật trong mật thất. Các vị tu hành thường đốt mật ông trộn với bơ để cúng dường chư Phật. Họ không chỉ đốt mật bơ, mà còn đốt những thứ có giá trị như vàng, đồ trang điểm, và các đồ quý báo. Họ đốt những thứ đó để cúng dường chư Phật

 

Linh kỳ tứ ngoại, biến huyền phan hoa. Ư đàn thất trung. Tứ bích phu thiết, thập phương Như Lai. Cập chư Bồ-tát, sở hữu hình tượng. Ứng ư đương dương, trương Lô-xá-na. Thích Ca Di lặc, A-súc Di Đà. Chư đại biến hóa, Quán-Âm hình tượng. Kiêm Kim Cang tạng, an kỳ tả hữu. Đế Thích Phạm Vương, ô sô sắt ma. Tinh lam địa Ca, chư quân trà lợi. Dữ Tì câu tri, Tứ Thiên Vương đẳng, Tần na dạ ca. Trương ư môn trắc, tả hữu an trí.

Ở bốn phía ngoài, treo khắp phan, hoa; ở trong nhà đàn, bốn vách chưng bày các hình tượng của mười phương Như Lai và các vị Bồ Tát. Chính giữa để tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật A Di Đà; hai bên đặt tượng Đức Quan Âm Đại Biến Hóa và Kim Cang Tạng Bồ Tát. Hai bên cửa để hình tượng Đế Thích, Phạm Vương, Ô Sô Sắt Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi, bốn vị Thiên Vương, Tần Na Dạ Ca…

Giảng: “Ở bốn phía ngoài, treo khắp phan, hoa”. Đây là tường bên ngoài đạo tràng.

Ở trong nhà đạo tràng, bốn vách tường chưng bày các hình tượng của mười phương Như Lai và các vị Bồ Tát.

“Chính giữa để tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật A Di Đà; hai bên đặt tượng Đức Quan Âm Đại Biến Hóa và Kim Cang Tạng Bồ Tát.”

Lô Xá Na có nghiã là hiện khắp mọi nơi. Di Đà Bồ Tát tượng trưng đức Phật Tương Lai. Phật A Súc là đức Phật tại đông phương cực lạc, cũng là đức Phật Dược Sư. A Súc có nghĩa là Bất Động, cho nên được gọi là Bức Động Phật. Phật A Di Đà có nghiã là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Và Đức Quan Âm Đại Biến Hóa trong bộ kinh nầy có ghi rằng, Bồ Tát có thể có 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, hay 108 đầu. Kinh nói rằng, các ngài có thể có 1 tay, 3 tay, 5 tay, 7 tay, 9 tay ,108 tay, 1000 tay, 1 vạn tay hay 84000 tay.

Bên tay phải và trái, đặt tượng “Kim Cang Tạng Bồ Tát”, hộ pháp. Những vị hộ pháp có hình dạnh rất oai nghiêm và hùng dữ. “Hai bên cửa để hình tượng Đế Thích, Phạm Vương.” Đế Thích là vị Thiên Vương của 33 cõi thiên. Ngài cũng là vị Chúa Trời. “Phạm Vương” là các vị Sơ Thiền ở cõi trời sắc giới.

Và các vị “Ô Sô Sắt Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi” Ô Sô Sắt Ma là vị thần năm đầu. Lam Địa Ca là vị thần mặt xanh và cũng là vị hộ pháp. Quân Trà Lợi có nghiã là buông thả những oán giận, cũng là tên của các vị thần. Tỳ Câu Chi cũng là một vị hộ pháp.

Và treo các hình ảnh của “Bốn vị Thiên Vương, Tần Na Dạ Ca…” Tần Na Dạ Ca là một vị hộ pháp có hình dáng rất là xấu và hung sợ. Bên Á Châu diễn tả hai 2 vị hộ pháp như sau: 1 vị hộ pháp có thân người và đầu trâu, còn 1 vị hộ pháp thì có thân người đầu voi. Bên Ấn Độ gọi vị nầy là Tần Na Dạ Ca hay Vinayaka, được coi là vị Thiên, Ganesha (Ganapati), là vị thiên có thân người đầu voi. Hình của Tần Na Dạ Ca giống như 2 người: thân người với đầu voi. Sự biến dạng thành một thể sát như vậy với mục đích tạo ra cái sợ hãi với người tôn thờ để họ nghiêm chỉnh bản thân. Tại cửa chánh đạo tràng, những tấm hình treo hai bên để bảo vệ đạo tràng.

 

Hựu thủ bát kính, phước huyền hư không. Dữ đàn tràng trung, sở an chi kính, phương diện tướng đối. Sử kỳ hình ảnh, trọng trọng tướng thiệp.

Lại dùng tám cái gương treo úp giữa hư không, đối chiếu với tám gương trước trong đàn tràng, khiến cho hình ảnh lồng nhập vào nhau nhiều lớp.

Giảng: Lại dùng tám cái gương treo úp giữa hư không, đối chiếu với tám gương trước trong đàn tràng, khiến cho hình ảnh lồng nhập vào nhau nhiều lớp. Trong bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, Chư A La Hán. Thường trong sáu thời đi quanh đàn tụng Chú, hết lòng hành Đạo, mỗi thời trì một trăm lẻ tám biến.

“Lại dùng tám cái gương treo úp giữa hư không, đối chiếu với tám gương trước trong đàn tràng.” Làm sao treo gương giữa hư không? Suy nghĩ? Giống như quý vị treo cái đèn từ trên nóc nhà. Làm sao mà treo gương trong hư không như mặt trời ? Ý kinh không phải là như vậy. Ý kinh là dùng dây treo gương để cho gương có thể lơ lững ở giữa đạo tràng.

Các gương xoay mặt với nhau, “khiến cho hình ảnh lồng nhập vào nhau nhiều lớp.” Có nghiã là hình ảnh phản xạ từ gương bên phải phản xạ lại với tấm gương bên trái. Và những hình ảnh cứ tiếp tục phản xạ với nhau trong gương, làm cho những bóng hình hiện ra vô lượng.

 

Sơ thất nhật trung. Chí thành đảnh lễ, thập phương Như Lai. Chư đại Bồ-tát, cập A-la-hán. Hằng ư lục thời, tụng chú nhiễu đàn, chí tâm hành đạo. Nhất thời thường hành, nhất bách bát biến,

Trong bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, Chư A La Hán. Thường trong sáu thời đi quanh đàn tụng Chú, hết lòng hành Đạo, mỗi thời trì một trăm lẻ tám biến.

Giảng: “Trong bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, Chư A La Hán. Thường trong sáu thời đi quanh đàn tụng Chú.” Chú tại đây là Chú Lăng Nghiêm.
“Hết lòng hành Đạo, mỗi thời trì một trăm lẻ tám biến.” Hết lòng có nghiã là quý vị không suy nghĩ về những thứ khác, trong tâm trì tụng chú. Mỗi lần trì tụng, tụng hết nguyên bài chú 108 lần không dừng.

 

Đệ nhị thất trung, nhất hướng chuyên tâm. Phát Bồ Tát nguyện, tâm Vô gián đoạn. Ngã tỳ nại da, tiên hữu nguyện giáo

Trong bảy ngày thứ hai, một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát, tâm không gián đoạn. Trong Luật Tạng của Ta đã có chỉ dạy về nguyện.

Giảng: Trong tuần thứ hai tu hành, “một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát.” Quý vị phải thật lòng và nhất tâm. Pháp tứ hoàn thệ nguyện
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

“Tâm không gián đoạn.” Có nghiã là tâm không dừng trì tụng chú Lăng Nghiêm, và tâm không bao giờ quên tứ hoàn thệ nguyện.

“Trong Luật Tạng của ta đã có chỉ dạy.” Khi đức Phật nói về giới luật, đức Phật có dạy cách phát thệ nguyện.

 

Đệ tam thất trung, Ư thập nhị thời. Nhất hướng trì Phật, Bát Đát La chú, chí đệ tứ thất nhật, thập phương Như Lai, nhất thời xuất hiện. Kính giao quang xứ, thừa Phật ma đảnh, tức ư đạo tràng, tu tam-ma-địa. Năng linh như thị, mạt thế tu học. Thân tâm minh tịnh, do như lưu ly.

Trong bảy ngày thứ ba, trong cả mười hai thời, một bề trì Chú Bát Đát Ra của Phật. Cho đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai nhất thời xuất hiện. Chỗ ánh sáng của gương giao nhau, được Phật xoa đảnh; bèn ở nơi đạo tràng tu Tam Ma Địa, có thể khiến cho hạng tu học đời mạt thế thân tâm sáng sạch như ngọc lưu ly.

Giảng: “Trong bảy ngày thứ ba, trong cả mười hai thời, một bề trì Chú Bát Đát Ra của Phật.” Quý vị trì tụng chú “Tát Đát Ra Bát Đát Ra” mà đức Phật đã thuyết, đó là chú Lăng Nghiêm.

“Cho đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai nhất thời xuất hiện.” Mười phương chư Phật sẽ xuất hiện tại đạo tràng cùng một lúc.

“Chỗ ánh sáng của gương giao nhau, được Phật xoa đảnh.” Đảnh đầu của quý vị được các chư Phật xoa đảnh, và những hình ảnh đó được phản chiếu trong gương, phản xạ ra vô lượng.

“Bèn ở nơi đạo tràng tu Tam Ma Địa.” là đạo tràng Lăng Nghiêm, và khi các vị chư Phật hiện thân tại đạo tràng cùng một lúc và xoa đảnh đầu. Và lúc đó quý vị có thể tu Tam Ma Địa, hay là tu pháp môn hồi quang phản chiếu quán tự tại.

“Có thể khiến cho hạng tu học đời mạt thế thân tâm sáng sạch như ngọc lưu ly.” Thân tâm của quý vị sẽ được trong sáng như ngọc lưu ly.

 

A-nan! Nhược thử Tỳ-kheo, bổn thọ giới sư. Cập đồng hội trung, thập Tỳ-kheo đẳng. Kỳ trung hữu nhất, bất thanh tịnh giả. Như thị đạo tràng, đa bất thành tựu.

A Nan, nếu bổn sư truyền giới của Tỳ Kheo này và mười Tỳ Kheo đồng tu trong đàn, trong đó có một người giữ giới chẳng được trong sạch, thì đạo tràng này chẳng thể thành tựu.

Giảng: Anan, con nên biết nếu vị Tỳ Kheo đó tu hành trong đạo tràng nầy, mà có một vị không giữ giới và tâm không được thanh tịnh, hay vị Tỳ Kheo đó tu hành với một vị không giữ giới, thì đạo tràng nầy sẽ không được thành tựu. Đạo tràng sẽ không thành tựu nếu có một người không thanh tịnh, đó có nghiã là người đó không giữ giới. Hay là người đó nhận giới nhưng lại phạm giới. Ví dụ như người đó không nên sát sanh, nhưng lại sát sanh. Hay là người đó không nên trộm cắp, nhưng lại ăn cắp. Hay là người đó không nên phạm giới dâm dục, nhưng lại phạm giới. Hay là người đó không nên nói dối, nhưng lại nói dối.

Đức Phật dạy chúng ta không nên nói dối, nhưng họ lại bỏ đi chữ “không” và giữ lại “nên nói dối”. Nếu phạm giới, thì đạo tràng sẽ không thành tựu. Tất cả công trình tu học, những câu chú đã trì tụng, sẽ không mang tới sự thành tựu như ý. Vì vậy, nếu quý vị tu hành theo phương tiện nầy và không nhận được kết quả, quý vị không thể nói rằng: Tôi tu hành trong 3 tuần, nhưng đức Phật Thích Ca và chư Phật khắp mười phương không có tới xoa đảnh đầu của tôi. Tôi không có thấy họ. Có lẽ đức Phật đã nói láo

Nhưng đó không phải là như vậy. Có thể quý vị là người không được thanh tịnh, hay vị thầy truyền giới cho quý vị không được thanh tịnh, hay một trong những người tu hành chung trong đạo tràng không được thanh tịnh. Nếu trong một người trong đạo tràng không được thanh tịnh, kết quả sẽ không được thành tựu. Việc nầy rất là quan trọng.

 

Tùng tam thất hậu, đoan tọa an cư. Kinh nhất bách nhật, hữu lợi căn giả. Bất khởi vu tọa, đắc Tu đà Hoàn. Túng kỳ thân tâm, Thánh quả vị thành. Quyết định tự tri, thành Phật bất mậu. Nhữ vấn đạo tràng, kiến lập như thị.

Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày, nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả, dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai. Ngươi hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.

Giảng: “Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày.” Quý vị ngồi thiền, không giống như các người khác ngồi thiền trong 2 tiếng và đã cho là thiền giỏi. Họ cho rằng họ là người xuất sắc, nhưng trên thực tế, nếu so sánh với những gì diễn tả trong kinh nầy, thì cũng giống như so sánh mèo với sư tử. “Tĩnh tọa” có nghiã là không nghiên về bên trái hay bên phải, hay nghiên về phía trước hay ra sau, hay đứng lên giảng gân cốt. Không phải ngồi tại đó và nghĩ rằng: Ah, chân tôi đau quá! “Tĩnh tọa” có nghiã là không có phiền não. Tĩnh tọa trong 100 ngày có nghiã là không đứng lên đi ăn uống hay đứng lên để thoải mái. Quý vị ngồi thiền đó trong 100 ngày.

“Nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả.” Những người thông minh và có căn bản có thể ngồi thiền 100 ngày và được đắc quả vị Sơ Quả, quả vị đầu tiên của A La Hán. Nhưng nếu quý vị không có thể ngồi yên trong vòng một ngày, và có người lại nghĩ rằng họ đã đạt được quả vị. Đó là mơ hồ. Quý vị có thể ngồi thiền 100 ngày để đắc được quả vị Sơ Thiền.

“Dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai.” Tuy họ chưa đắc thành chánh quả, nhưng họ đã biết chắc rằng họ sẽ thành Phật. Đó là chắc chắn chẳng sai lầm. “Ngươi hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.”

 

— o0o —

Phật phóng hào quang nói thần chú

A-nan đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Tự ngã xuất gia, thị Phật kiêu ái. Cầu đa văn cố, vị chứng vô vi. Tao bỉ phạm thiên, tà thuật sở cấm. Tâm tuy minh liễu, lực bất tự do. Lại ngộ Văn Thù, linh ngã giải thoát.

A Nan đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi lòng thương của Phật, ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi, nên bị kẹt vào tà thuật của Phạm Thiên, tâm dù rõ ràng, nhưng sức chẳng tự do, nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát.

Giảng: Sau khi Anan nghe đức Phật thuyết giảng, ngài “đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi lòng thương của Phật.” Anan ỷ lại tình thương của đức Phật dành cho ngài. “Ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi” Anan lúc nào cũng quan tâm về việc hơn thua với mọi người. Tôi muốn hơn mọi người. và như vậy ông ta nghĩ rằng: “Các người không thể nhớ tụng bộ kinh, nhưng tôi có thể. Các người không có thể giảng giải kinh, nhưng tôi có thể nhớ từng chữ trong kinh.” Anan luôn tranh giành để thành số một hay đệ nhất. Ngài quyết định dùng trí nhớ uyên bác để đắc quả vị. Đúng thật, Anh đã trở thành thông minh đệ nhất, nhưng ông ta không chứng được quả vị vô vi. Ông ta vẫn chưa đạt được tứ quả A La Hán, không còn luân hồi. Ông ta còn chưa được quả vị vô học. Đó là nguy hiểm đối với ông ta.

“Nên bị kẹt vào tà thuật của Phạm Thiên, tâm dù rõ ràng, nhưng sức chẳng tự do.” Anan bị thôi miên bởi chú tà chú, tà thuật của Phạm Thiên. Thân tâm bị ràng buột bởi tà chú. Thân bị thôi miên, nhưng tâm trí vẫn còn chúc tĩnh táo. Tuy tâm trí không hoàn toàn tỉnh táo, nhưng ông ta chưa hẳn mê loạn. Ông ta đang bị thôi miên, giống như nữa ngủ nữa thức. Ông ta như người say rượu nhưng ông ta không uống rượu. Tình trạng lúc đó giống như người bị say rượu. Khi quý vị hỏi người say rượu ngày hôm sau đã làm gì, người đó nhớ vài chuyện và cũng quên vài chuyện. Đó là tình trạng Anan trong lúc bị tà thuật mê hồn. Giống như ông ta là người sắp bị mê ngũ, nhưng chưa ngũ, và như ông ta đang mơ hay giống như một cơn mơ. Ông ta không còn sức để giải thoát. Giống như gặp một ác mộng khi ngủ ban đêm, một con ma đè, dùng tà thuật để làm tê cứng bạn. Khi chuyện đó xảy ra, quý vị thức dậy và nhìn, nhưng không thể cự động. Quý vị bị ma thuật khống chế. Đó là những gì mà Anan đã trải qua. Tuy rằng Anan còn tỉnh, nhưng ông ta không thể tự kiềm chế mình và không được tự do.

“Nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát.” Đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đi tới và cứu Anan. Anan nhờ đức Phật kêu Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đến cứu, và Bồ Tát đã giải thoát cho Anan.

 

Tuy mông Như Lai, Phật đảnh Thần chú. Minh hoạch kỳ lực, thượng vị thân văn.

Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng còn chưa nghe chú ấy. Xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau còn trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát. Bấy giờ, đại chúng trong hội thảy đều đảnh lễ, chờ nghe thần chú bí mật của Phật.

Giảng: “Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng còn chưa nghe chú ấy.” Đức Phật đã dùng thần chú tuyên thuyết của các Như Lai. Khi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tới chỗ của con và trì tụng chú Lăng Nghiêm, Anan đã thầm nhờ sức lực của chú Lăng Nghiêm. Đó có nghiã là khi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tới đó, ngài không có tụng chú lớn tiếng, ngài chỉ tụng chú trong tâm để giải thoát Anan. Khi đứng trước tượng Phật, quý vị có thể tụng lớn tiếng tại chùa, nhưng khi quý vị đi ra ngoài đường, quý vị có thể trì tụng âm thầm trong tâm, và nó cũng có đủ sức lực như lớn tiếng.

Nếu quý vị ra ngoài đường và bắt đầu la lớn: “Tát Đát Đa Bát Đát La”. Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người điên. Quý vị không cần phải trì tụng như nghi lễ trong chùa để rồi làm cho người khác nói xấu Phật Pháp, đó là điều mà người sẽ làm nếu người ta nghĩ quý vị điên khùng. Khi nói xấu Phật Pháp, họ sẽ mang tội. Quý vị không muốn nói rằng: Nếu họ phạm tội, đó là lỗi của họ. Tôi sẽ trì tụng càng lớn tiếng hơn và để cho người đó chê càng nhiều và người đó càng phạm nhiều tội lỗi, và người đó sẽ rơi vào địa ngục. Nếu quý vị có những ý thức như vậy và có tình gây tội lỗi cho người khác để rồi họ phải rớt vào địa ngục, vậy quý vị không nên học Phật Pháp. Những người học Phật Pháp có lòng đại từ đại bi cho chúng sanh. Những gì họ làm là không làm những gì mà có thể làm cho chúng sanh phải rơi vào địa ngục, cho đến chổ họ thè bị rơi vào địa ngục còn hơn là làm cho người khác rơi vào địa ngục. Quý vị phải có tư tưởng như vậy. Không nên nghĩ rằng: Họ che cười tôi, vậy để họ rơi vào địa ngục.” Hay là nghĩ rằng: Nếu tôi phải chạy tới người đó, tôi sẽ chạy tới và trì tụng chú Lăng Nghiêm, và người đó sẽ nói xấu tôi, vậy thì người đó sẽ rơi vào địa ngục. Nếu quý vị có ý nghĩ như vậy, quý vị nên dừng trì tụng chú Lăng Nghiêm ngay lập tức, và dừng lại tu học Phật Pháp. Đó là lý do tại sao chúng ta học Phật Pháp phải không có hận thù với chúng sanh, phải không có ghen tuông với kẻ khác, không cản trở người, không ích kỷ qua tư cách này. Không nên có cái tánh nầy. Phật Pháp được tồn tại bởi vì muốn cứu sống chúng sanh. Nó không phải để làm cho người khác bị tổn thức. Quý vị phải minh sáng tại điểm này.

 

Duy nguyện đại từ, trọng vi tuyên thuyết. Bi cứu thử hội, chư tu hành bối. Mạt cập đương lai, tại Luân-hồi giả. Thừa Phật mật âm, thân ý giải thoát. Vu thời hội trung, nhất thiết đại chúng, phổ giai tác lễ. Trữ văn Như Lai, bí mật chương cú.

Xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau còn trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát. Bấy giờ, đại chúng trong hội thảy đều đảnh lễ, chờ nghe thần chú bí mật của Phật.”

Giảng: Anan chỉ xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết chú Lăng Nghiêm thêm một lần nữa để con có thể nghe chú và “thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau còn trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát.” Qua lời mật chú của đức Phật, chúng sanh được giải thoát. Họ sẽ không còn đảo lộn và mê muội. Quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm mỗi ngày để giúp cho chúng sanh không còn đảo lộn mê muội và giúp cho họ xa lánh những việc mà họ biết đó là sai lầm.

Thí dụ, họ biết thuốc phiện là sai lầm, một việc phí thì giờ và làm tổn sức con người. Nhưng họ vẫn cứ tiếp tục hút. Biết rằng thuốc phiện là việc trái phép luật, nhưng họ cứ tiếp tục thử. Biết rằng sát sanh là việc không đúng, nhưng họ vẫn cứ lấy mạng của chúng sanh. Biết chắc chắn rằng dâm dục là chuyện không đúng, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục hành dâm dục. Biết rằng ăn cắp là việc không đúng, nhưng họ suốt ngày đêm ăn cắp đồ đạt của người khác. Nếu không phải ăn cắp xe hơi, thì là máy thâu băng, radio. Người ăn cắp biết rằng họ đang phá luật, và hiểu rằng nếu bị bắt, cảnh sát sẽ bỏ vào tù, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục ăn cắp. Đó là việc làm biết trước là sai lầm.

Ngay lúc đó, mọi người trong hội, một số người khác đông trong hội pháp, đảnh lễ và chờ nghe thần chú bí mật của chư Phật. Họ đảnh lễ đức Phật và họ đứng chờ nghe đức Phật nói mật chú và những đệ trong chú. “Những đệ” đây là năm đệ trong chú. Những “câu” là những câu chú ngắn trong mật chú, như câu “Nam mô tát đát tha, tô già đa da, a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa.” Những đệ và câu chú là mật chú, có nghiã là không phải là dễ dàng để cho người thường dễ hiểu. Đó là “mật chú” trong ý nghiã con người không chia sẽ những ý nghiã về chúng. Khi quý vị trì tụng chú, quý vị không biết những lợi ích quý vị sẽ hưởng. Chúng tôi cũng không biết những lợi ích mà chúng tôi sẽ nhận. Tuy lợi ích được nhận lấy, nhưng không có sự hiểu biết của những lợi ích mà mình đã hưởng, hay một sự hiểu biết giữa kinh chú.

 

Nhĩ thời Thế Tôn! tùng nhục kế trung, dũng bách Bảo quang. Quang trung dũng xuất, thiên diệp bảo liên. Hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung. Đảnh phóng thập đạo, bách bảo quang minh. Nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện thập Hằng hà sa, Kim Cang mật tích. Kình sơn trì xử, biến hư không giới. Đại chúng ngưỡng quán, úy ái kiêm bão. Cầu Phật thị hỗ, nhất tâm Thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết Thần chú. Đại Phật đảnh Như Lai phóng quang, tất đát đa bát đát La, Bồ Tát vạn hạnh.

Khi ấy, Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang, trong hào quang hiện ra bửu liên hoa ngàn cánh có hóa thân Phật ngồi trong liên hoa, trên đảnh phóng ra mười tia ánh sáng, trong mỗi tia đều hiện ra mười hằng sa Hộ Pháp Kim Cang, đội núi, cầm chày, khắp cõi hư không. Đại chúng ngó thấy đều kính mến, cầu Phật gia hộ, một lòng nghe Phóng Quang Như Lai nơi Vô Kiến Đảnh Tướng của Phật tuyên thuyết thần chú.

Giảng: “Khi ấy, Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang, trong hào quang hiện ra bửu liên hoa ngàn cánh có hóa thân Phật ngồi trong liên hoa”. Hoá thân của đức Phật an tọa trên ngàn cánh hoa sen trong ánh hào quang.

“Trên đảnh phóng ra mười tia ánh sáng.” Đảnh nói tới từ đảnh đầu của các vị hóa thân Phật. Thêm 10 sánh sáng hào quang phóng từ đảnh đầu của các hoá thân Phật. Những tia sánh đó tỏa sáng trên mặt đất nhiều như cát hạt bụi của 10 sông Hà. Những hào quang chiếu sáng mọi nơi, trên toàn các nước.

“Trong mỗi tia đều hiện ra mười hằng sa Hộ Pháp Kim Cang, đội núi, cầm chày, khắp cõi hư không” Và trong lúc ấy, những tia sáng hào quang hiện ra các vị Kim Cang Hộ Pháp, một tay cầm núi, một tay cầm chày, giống như cái chày của Vi Đà Bồ Tát. Các ngài hiện thân ở khắp mọi nơi, đầy cả hư không.

“Đại chúng ngó thấy đều kính mến, cầu Phật gia hộ.” Tất cả các vị đại Bồ Tát, đại A La Hán, đại Tỳ Kheo, và tất cả mọi người tại pháp hội, ngưởng đầu và nhìn lên các hoá thân Phật ở trên đảnh đầu của đức Phật. Vài vị cảm thấy sợ hải khi thấy các hóa thân Phật. Và cũng ngay lúc đó, họ cảm mến các vị chư Phật. Họ thương đức Phật, nhưng đó không phải là tình thương giữa đàn ông và đàn bà. Cái mà họ cảm nhận là tình thương chân thật, không luyến ái hay quấn quích. Họ có cả 2 cảm nhận cùng một lúc. Họ ngạc nhiên sợ, nhưng vẫn bị lôi cuốn bởi tình thương của đức Phật. Và họ mong rằng đức Phật sẽ thương mến và gia hộ cho họ.

“Một lòng nghe Phóng Quang Như Lai nơi Vô Kiến Đảnh Tướng của Phật tuyên thuyết thần chú.”. Các người trong pháp hội đều một lòng. Họ đều muốn nghe đức Phật. Cái nhục kế trên đảnh đầu của đức Phật được gọi là đảnh đầu vô hình, bởi vì người thường không thể thấy được. Những ai thấy được trăm hào quang sáng chiếu và các vị hóa thân Phật là những Phật tử đã được đức Phật thọ ký. Các hóa thân Phật xuất từ đảnh đầu chư Phật hiện ra khắp hư không và tuyên thuyết chú Lăng Nghiêm

Vậy chú Lăng Nghiêm không phải được tuyên thuyết bởi nhục thân của đức Phật, mà là từ các hóa thân Phật hiện thân khắp hư không.

Về phần chú Lăng Nghiêm, không ai hiểu nó. Và cũng không thể nào giảng giải chú từng chữ từng câu. Nếu quý vị muốn hiểu mật chú, tôi có thể có gắng giảng giải chú cho quý vị nghe. Nhưng bây giờ không phải là lúc giảng, bởi vì chúng ta đang ở phần giữa của bộ kinh Lăng Nghiêm, và giảng giải chú Lăng Nghiêm cũng không thể giảng giải trong một năm, hay 3 năm, hay 10 năm. Vì vậy, ngay bây giờ, chú Lăng Nghiêm không thể giảng giải đầy chi tiết. Tôi chỉ giải thích tổng quát chú.

Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, phân làm năm hướng: Đông Tây Nam Bắc và chính giữa. Phương đông Kim Cang Bộ, Phật A Súc là giáo chủ, tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Phương nam là Bảo Sinh Bộ, Phật Bảo Sinh là giáo chủ. Chính giữa là Phât Bộ, Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương bắc Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cộng thành năm bộ. Thế gian này có năm bộ giáo chủ đến quản lý và trấn áp năm đại ma quân ở khắp 5 phương hướng. Vì có đến 5 đại ma quân, chớ không phải 5 con ma. Cho nên các vị chư Phật cai quản khắp 5 hướng để trấn áp ma quân. Nếu không có các vị chư Phật, các ma quỷ sẽ hiện thân khắp thế gian. Trong năm bộ chú, có hơn 30 chú và nó có hơn cả 100 chú có thể nói ra chi tiết. Có tổng cộng 5 loại chú:

1. Pháp thành tựu – có nghiã là với chú nầy, quý vị sẽ thành tựu trong những gì quý vị tìm kiếm hay những nguyện hay món gì mong cầu

2. Pháp tăng ích – có nghiã là khi quý vị trì tụng chú, quý vị sẽ được tăng thêm lợi ích cho những gì quý vị tìm kiếm và quý vị cũng tăng thêm lợi ích cho những người chung quang.

3. “Pháp câu triệu”. Câu tức cũng như dùng lưỡi câu, câu nó lại, giống như câu cá lại vậy. Triệu tức là triệu (vời) lại, là ra lệnh bạn phải lại, không lại không được! Không kể nó bao xa từ nơi quý vị, quý vị có thể mang nó tới và bắt chúng

4. Pháp hàng phục – ma quỷ có thần thông và ma chú mà chúng thường dùng. Khi quý vị trì tụng thần chú, ma quỷ cũng tụng ma chú. Nhưng nếu quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, quý vị có thể phá tan các ma chú, những ma chú mà tôi đã nhắc tới về hàng phục ma vương. Chú nầy cũng rất hiệu quả khi phá tan những ma chú hay bùa thuật. Những ao chưa học qua chú Lăng Nghiêm, nên lưu ý. Tại sao khi chú Lăng Nghiêm đã trì tụng, những vị chư ma vương tại cõi trời Tha Hoá mất hết ma lực. Tại vì 5 đại tâm chú: Tất Ðà Nễ, A Ca Ra, Mật Rị Trụ, Bát Rị Ðát Ra Gia, Nảnh Yết Rị.

Năm câu Chú này gọi là năm đại tâm Chú. Nó là tâm chú để phá vỡ các ma chú và ma thuật của các ma vương ngoại đạo. Không cần biết những ma chú gì chúng sử dụng, quý vị cũng có thể phá tan với tâm chú. Những ma chú sẽ mất hết ma lực

5. Pháp tiêu tai – Bất cứ tai ương hoạnh tử gì cũng được giải hay ngăn chận. Thí dụ như một người bị rớt xuống biển và chìm, nhưng nếu trì tụng chú Lăng Nghiêm, anh ta tránh được tai họa. Anh ta có thể té rớt vào biển, nhưng anh ta không bị chìm. Có thể quý vị ở trên một chiếc thuyền đáng lẽ sẽ bị chìm, nhưng quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, chiếc thuyền lại không bị chìm.














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét